anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ở thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, nghề khâu nón lá đã tồn tại hơn 50 năm nay, không chỉ gìn giữ một nét đẹp văn hoá mà còn góp phần tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

http://namdinhtv.vn/kinh-te/giu-net-dep-nghe-truyen-thong#:~:text=KINH%20T%E1%BA%BE-,Gi%E1%BB%AF%20n%C3%A9t%20%C4%91%E1%BA%B9p%20ngh%E1%BB%81%20truy%E1%BB%81n%20th%E1%BB%91ng,-23/09/2022

Trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhiều địa phương có nghề khâu nón lá truyền thống. Ở thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, nghề khâu nón lá đã tồn tại hơn 50 năm nay, không chỉ gìn giữ một nét đẹp văn hoá mà còn góp phần tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

anh tin bai

Theo người làng nghề, để tạo nên một chiếc nón có nhiều công đoạn, từ dở lá, chuẩn bị khung vành đến khâu nón…, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Nghề nón làm quanh năm, từ trẻ nhỏ đến người già đều tham gia được. Có 2 loại nón là nón suông và nón thêu. Nón suông có giá bán khoảng 60 - 100 nghìn đồng/chiếc, nón thêu đắt hơn, có giá trên 200 nghìn đồng/chiếc.

anh tin bai

 

 Những năm gần đây, nghề khâu nón bị cạnh tranh nhiều, số hộ và số lao động làm nghề không nhiều như xưa. Thu nhập của người làm nón trung bình 2 – 3 triệu đồng/ người/ tháng, còn khiêm tốn so với các nghề khác trong vùng như: đóng tàu, xây dựng dân dụng, mộc mỹ nghệ nhưng người làng nghề, chủ yếu là các bà, các mẹ vẫn cặm cụi từng mũi kim, giữ nét đẹp nghề truyền thống cũng như góp phần tăng thu nhập lúc nông nhàn./

Linh Thảo