anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những giá trị thiết thực từ chuyển đổi số

Sau 2 năm khởi động, diễn tập và tích cực tiến công, năm 2023 công cuộc chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, mang lại những giá trị thực chất với nhiều tiện ích cho người dân. Đó là kết quả xứng đáng từ sự chỉ đạo sát sao, điều hành linh hoạt, trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, địa phương và người dân trong công cuộc CĐS.

 

Thành tựu nổi bật

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Năm 2023, tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Toàn tỉnh đã hoàn thành sớm 8/10 chỉ tiêu đánh giá của Nghị quyết số 09-NQ/TU và đều đạt hoặc vượt so với yêu cầu của Nghị quyết số 17/NQ-CP. Theo kết quả đánh giá chỉ số xếp hạng CĐS (DTI Index) cấp bộ, cấp tỉnh năm 2022 của Bộ TT và TT công bố, Nam Định xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố, tăng 1 bậc so với 2 năm 2020, 2021. Trong đó, chỉ tiêu thành phần về xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong bộ chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2022, Nam Định được Bộ Nội vụ xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2021, 2020. Chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hai năm 2022, 2023 Nam Định cũng đều đứng trong “top” 10 toàn quốc. Cụ thể 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 100% cơ quan Nhà nước 3 cấp của tỉnh đã triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến phí, lệ phí phục vụ người dân, doanh nghiệp với tổng kinh phí thanh toán trực tuyến nghĩa vụ thuế về đất đai là gần 20 tỷ đồng; hơn 456 nghìn hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được Bộ phận một cửa các cấp thực hiện số hóa. 100% kết quả TTHC được số hóa hoặc trả kết quả bằng văn bản điện tử. 100% cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ của tỉnh ước đạt 7,2%, đã cơ bản đáp ứng lộ trình theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương; hạ tầng mạng cáp quang băng thông rộng phủ tới 100% đơn vị hành chính cấp xã và 90% số hộ gia đình; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85% và hơn 75% dân số có tài khoản thanh toán điện tử…

Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ CĐS trọng yếu được Ủy ban quốc gia về CĐS giao riêng là tổ chức triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đặt ra năm 2023 trước tháng 6-2023; Triển khai mô hình CĐS điển hình và thực hiện CĐS tổng thể, toàn diện tại một số trường học trên địa bàn; Triển khai nền tảng làm việc số cho phép người sử dụng đăng nhập một lần, trải nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng thư điện tử, văn bản điện tử, lịch làm việc, họp trực tuyến, đôn đốc, nhắc việc, chia sẻ tập tin và các chức năng khác hỗ trợ công vụ. Trong đó mô hình “CĐS tại trường tiểu học, THCS tiến tới xây dựng mô hình các trường học số trên địa bàn tỉnh Nam Định” được triển khai đồng bộ tại các trường trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã có 267/453 trường tiểu học, THCS trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố cơ bản hoàn thành mô hình góp phần tạo tiền đề sớm hoàn thành CĐS tổng thể và toàn diện lĩch vực giáo dục, một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên CĐS đến năm 2025 của tỉnh. Những hành động tích cực, quyết liệt của chính quyền các cấp và ngành chức năng đã nâng cao nhận thức về CĐS của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, doanh nghiệp, người dân đã có ý thức trách nhiệm hội nhập quá trình CĐS.

Nỗ lực cán đích chuyển đổi số

Thời gian tới, ngoài việc tiếp tục duy trì kết quả đạt được, còn 2 chỉ tiêu mà các ngành, các địa phương trong tỉnh phải tập trung thực hiện là: Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số chiếm khoảng 20% GRD; có 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Ban Chỉ đạo CĐS của tỉnh tập trung tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục CSDL dùng chung của tỉnh; danh mục CSDL mở của tỉnh. Xây dựng Kho dữ liệu số dùng chung của tỉnh, Cổng dữ liệu mở của tỉnh để phục vụ việc khai thác dữ liệu và biến dữ liệu thành giá trị phục vụ đời sống, kinh tế của người dân. Đẩy mạnh xây dựng Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của tỉnh, phát triển nền tảng làm việc số cho phép người sử dụng đăng nhập một lần, trải nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng của các nền tảng số, dịch vụ số dùng chung của tỉnh trong thực hiện CĐS, đưa hoạt động của các cơ quan Nhà nước và của người dân, doanh nghiệp lên trên môi trường điện tử, thiết bị di động.

Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, số hóa kết quả TTHC của tỉnh còn hiệu lực; thực hiện việc số hóa thành phần hồ sơ, kết quả TTHC trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC đến cấp xã. Hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” phục vụ việc xây dựng chính phủ số, CĐS, đô thị thông minh của tỉnh. Thực hiện CĐS trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Khai thác hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện CĐS, phát triển kinh tế - xã hội./.

Sưu tầm